Mô hình 7P trong Marketing dịch vụ

Marketing dịch vụ là một phương pháp tiếp thị dùng để quảng bá và tiếp cận khách hàng với mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu. Việc áp dụng các chiến lược Marketing dịch vụ hiệu quả là rất quan trọng để tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng.

Marketing dịch vụ rất dễ bắt gặp ở các loại hình doanh nghiệp dịch vụ và tác động đến toàn bộ nền kinh tế. VD: dịch vụ ngân hàng, dịch vụ phần mềm, du lịch, nghỉ dưỡng, viễn thông, nhà hàng, bệnh viện, giáo dục…

Marketing dịch vụ là gì?

Marketing là gì & 8 công việc phổ biến nhất trong Marketing

                                                                                    Marketing dịch vụ là gì?

Marketing dịch vụ cần làm nhiệm vụ:

  • Nghiên cứu, tìm ra những nhu cầu liên quan đến dịch vụ mà người tiêu dùng dịch vụ đang quan tâm.
  • Phát triển các dịch vụ đáp ứng nhu cầu
  • Xác định giá cả thích hợp
  • Tổ chức kênh cung cấp
  • Thúc đẩy việc tiêu dùng dịch vụ

Các yếu tố phát triển kế hoạch marketing dịch vụ

Tổng Hợp Các Loại Hình Marketing Và Ưu Điểm Của Từng Loại Hình

Các công việc marketing bao gồm xây dựng, thực hiện và kiểm tra chiến lược kinh doanh. Kế hoạch marketing dịch vụ dựa trên các yếu tố:

  • Tìm hiểu đặc điểm nhu cầu của thị trường mục tiêu. Cùng những yếu tố có thể chi phối, tác động 
  • Đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu có hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh cùng loại. Dựa trên cơ sở tận dụng và huy động tất cả các nguồn lực của tổ chức.
  • Tác động qua lại giữa các mối quan hệ sản phẩm dịch vụ (loại hình, số lượng, chất lượng) cần cân bằng với sự thay đổi nhu cầu của khách hàng.
  • Bảo đảm cân bằng 3 lợi ích: lợi ích của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và của xã hội

Vai trò của marketing dịch vụ

Tìm hiểu vai trò và chức năng của Marketing | bởi Trần Bình Trọng | Brands Vietnam

                                                                                    Vai trò của marketing dịch vụ

Dựa trên khoa học, nghệ thuật để khám phá, thỏa mãn nhu cầu dịch vụ.

Vai trò cụ thể như sau:

  • Định hướng, dẫn dắt và hợp tác với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dịch vụ.
  • Cung cấp cơ sở khoa học và thông tin vững chắc giúp cho việc ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.

Dựa trên hoạt động nghiên cứu thị trường, marketing giúp xác định rõ những câu hỏi: Who, what, when, where, how

+ Cung cấp dịch vụ cho ai? 

+ Khi nào là thời điểm thích hợp để cung cấp dịch vụ

+ Thị trường nào đang là mảnh đất màu mỡ

+ Dịch vụ ra sao? 

+ Cung cấp dịch vụ như thế nào?… 

Nhờ vào những thông tin thực tiễn này, dịch vụ có thể thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng hiệu quả.

Theo thời gian, người sử dụng dịch sẽ đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao, chất lượng kéo theo sự thay đổi về giá cả dịch vụ,…

Marketing làm cho dịch vụ của doanh nghiệp luôn thích ứng và phù hợp với nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng.

Vai trò của marketing dịch vụ chính là giúp thúc đẩy nghiên cứu, phát triển dịch vụ để thích ứng với sự biến đổi của thị trường.

Mô hình 7P trong Marketing

Mô hình 7P trong marketing dịch vụ

Chiến lược Marketing dịch vụ chính là kết quả được đúc kết từ cơ sở hiện tại. Quy trình marketing dịch vụ đã cộng thêm thêm 3 yếu tố ngoài 4 yếu tố truyền thống sẵn có. Mô hình 7P trong marketing dịch vụ bao gồm các yếu tố sau:

1. Product (Sản phẩm)

Đây là dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng. Để thành công trong marketing dịch vụ, sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của khách hàng, mang lại giá trị và trải nghiệm tốt.

Việc định ra giá sản phẩm sẽ dựa trên các điều kiện như: 

  • Thực tế thị trường tại thời điểm đó
  • Chất lượng sản phẩm
  • Giá trị thương hiệu sản phẩm
  • Đối tượng khách hàng,…

Sẽ có hai thái cực mà khách hàng gặp phải đó là thất vọng hoặc thể vượt quá mong đợi. Cốt lõi là cảm nhận và đánh giá của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm.

2. Price (Giá cả)

Giá cả là yếu tố quan trọng trong việc tiếp thị dịch vụ. Điều này bao gồm cách xác định giá dịch vụ, chiến lược giá và tính cạnh tranh trên thị trường. Giá phải phù hợp với giá trị của dịch vụ và hấp dẫn đối với khách hàng.. 

Cách định giá của dịch vụ sẽ tác động rất nhiều đến mức độ hài lòng, vị trí của thương hiệu trong mắt của khách hàng. Thông thường khi định giá cao sẽ tạo tâm lý hài lòng ở khách hàng. Vì hầu hết mọi người đều nghĩ “tiền nào của nấy”.

3. Place (Địa điểm)

Chính sách phân phối liên quan đến cách thức doanh nghiệp đưa dịch vụ đến khách hàng. Điều này có thể bao gồm các kênh phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp, việc quản lý địa điểm và cung cấp dịch vụ.

4. Promotion (Quảng cáo)

Quảng cáo là hoạt động quảng bá và xúc tiến dịch vụ đến khách hàng. Điều này có thể bao gồm quảng cáo truyền thông, quảng cáo trực tuyến, quảng cáo trên mạng xã hội và các hoạt động quảng cáo khác để tạo sự nhận thức và tăng cường thương hiệu của dịch vụ.

5. People (Con người)

Con người là yếu tố quan trọng trong marketing dịch vụ. Điều này ám chỉ đến nhân viên và nguồn nhân lực có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ và tương tác với khách hàng. Nhân viên nên có kỹ năng, kiến thức và thái độ phù hợp để tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng.

6. Process (Quy trình cung ứng)

Quy trình quản lý và cung cấp dịch vụ là một yếu tố quan trọng trong marketing dịch vụ. Điều này bao gồm quy trình tiếp nhận yêu cầu dịch vụ, quy trình triển khai và quy trình hỗ trợ sau bán hàng. Quy trình nên được thiết kế để đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ.

7. Physical evidence (Điều kiện vật chất)

Bằng chứng là những yếu tố vật chất hoặc hình thức không vật chất mà khách hàng có thể nhìn thấy, chạm vào hoặc trải nghiệm để đánh giá chất lượng và độ tin cậy của dịch vụ. Điều này bao gồm các yếu tố như thiết kế nội thất, trang thiết bị, tài liệu hướng dẫn, chứng chỉ chất lượng và đánh giá từ khách hàng trước đó.

—————————————————————————————————————————–

DỊCH VỤ MARKETING TMH – GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ

Fanpage: https://www.facebook.com/MarketingTMH

Hotline: 0989.131.771